您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Khó cho The Blues
NEWS2025-04-18 01:52:50【Công nghệ】0人已围观
简介 Hư Vân - 13/04/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá thoi tiet ngay maithoi tiet ngay mai、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Moscow vs Akhmat Grozny, 22h00 ngày 15/4: Tin vào cửa dưới
- Hà Nội sẽ trình kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 trong tháng 9
- 10 mẫu xe ngoại hình xấu xí nhưng lái cực hay
- Mẹ già 80 tuổi còng lưng nhặt ve chai mong cứu con gái mê man vì xuất huyết não
- Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản
- Cách xử trí chống phơi nhiễm HIV
- Vụ ngộ độc rượu tại TP.HCM: thêm một nạn nhân nguy kịch, tổn thương não
- Bộ TT&TT công bố bảo trợ truyền thông cho nền tảng bản đồ số 'Make in Vietnam' Map4D
- Nhận định, soi kèo Al Khaldiya vs Al Ahli, 23h00 ngày 14/4: Niềm vui ngắn ngủi
- Gần 400 chuyên gia da liễu chia sẻ giải pháp chăm sóc da bị mụn trứng cá
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4
Một concept iPhone 14 Pro Khẩu độ rộng sẽ cho phép lấy sáng tốt hơn. Kuo cho biết, nâng cấp này sẽ giúp iPhone 14 chụp ảnh chân dung tốt hơn, hiệu ứng xoá phông được cải thiện, trong khi tính năng tự động lấy nét có thể nâng cao khả năng lấy nét trong các cuộc gọi video FaceTime và Zoom.
Để so sánh, camera trước trên tất cả các mẫu iPhone 13 đều lấy nét cố định và khẩu độ f/2.2.
Ông Kuo trước đây từng tuyên bố rằng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ có hệ thống camera sau được nâng cấp với ống kính góc rộng 48MP cho phép quay video 8K, tăng từ 4K trên iPhone 13 Pro hiện tại.
Apple dự kiến sẽ giới thiệu 4 mẫu iPhone mới vào khoảng tháng 9 như thường lệ. Theo bức ảnh rò rỉ mới nhất trên Weibo, có vẻ như Apple sẽ loại bỏ mẫu iPhone 14 mini, các mẫu ra mắt năm nay là iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Hải Phong(theo Macrumors)
">iPhone 14 sẽ có nâng cấp sáng giá dành cho camera selfie
VietNamNet.
Người nhà cho biết bệnh nhân đau bụng liên tục trong 3 ngày. Sáng 28/6, khi chuẩn bị tới địa điểm thi để tham dự thi môn Ngữ văn, nữ sinh quá đau đớn, gia đình lập tức đưa đi cấp cứu.
Qua thăm khám, bác sĩ chỉ định bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay.Trong mổ, ê-kíp bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ khối xoắn hoại tử.
Theo các bác sĩ, khi có dấu hiệu đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng; một số xuất hiện tình trạng trung tiện, đại tiện khó; buồn nôn, nôn, người bệnh cần được đưa đến viện ngay lập tức.
Bác sĩ Diêm Thủy khuyến cáo các gia đình có con gái đến tuổi dậy thì nên đưa trẻ đi khám, kiểm tra tử cung và hai buồng trứng. Nếu phát hiện có khối u, bệnh nhân cần phải mổ thì nên mổ sớm.
Va chạm với xe tải trên đường đi thi THPT, một học sinh vỡ xoang hàmEm N.T.K (sinh năm 2005) gặp tai nạn giao thông trên đường tham dự kỳ thi THPT. Em bị vỡ xoang hàm, vỡ thành ngoài hốc mắt và phải chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).">Nữ sinh Hà Nội mất cơ hội thi tốt nghiệp cấp 3 vì phải nhập viện
Điểm tiêm vắc xin Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đưa bảng thông báo hết vắc xin cúm. Ảnh: NVCC Cũng như chị Hoài Anh, nhiều người khi đến đây đã phải ra về khi không có vắc xin đúng như nhu cầu. Để tránh mất thời gian, ngay tại bàn tiếp đón của điểm tiêm đã dán biển thông báo hết vắc xin cúm để người dân nắm được thông tin.
Nhân viên y tế tại đơn vị tiêm chủng cho hay, do thời gian gần đây, cúm A gia tăng mạnh nên lượng người đến tiêm rất đông, dẫn tới hết hàng.
Đơn vị cũng chưa biết được khi nào mới có vắc xin cúm A trở lại nên cũng tư vấn cho chị Hoài Anh tìm kiếm nguồn vắc xin tại những cơ sở tiêm chủng khác, tránh chờ đợi làm lỡ cơ hội phòng bệnh chủ động cho người nhà.
Thực tế không chỉ có điểm tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông mà nhiều cơ sở tiêm chủng khác ở Hà Nội cũng đang “cháy” vắc xin cúm.
Trung tâm tiêm chủng số 131 Lò Đúc - cơ sở tiêm chủng duy nhất của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - trong nhiều ngày nay liên tục thông báo không còn loại vắc xin phòng cúm nào, dù của Pháp hay Hà Lan.
Thông báo trên website của Trung tâm tiêm chủng số 131 Lò Đúc sáng 8/8 Tại trung tâm tiêm chủng của Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế sáng 8/8 thông báo chỉ còn loại vắc xin cúm của Pháp, không còn loại của Hà Lan. Cuối tuần trước, đơn vị này "cháy" hàng vắc xin.
Còn Trung tâm tiêm chủng Vabiotech Care cũng tương tự, chỉ còn loại vắc xin cúm của Pháp. Nhân viên tư vấn của đơn vị đề nghị nên đến tiêm sớm do số lượng không còn nhiều.
Tại một hệ thống tiêm chủng tư nhân trên địa bàn Hà Nội, vắc xin cúm A tiêm cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ em, người lớn trên 3 tuổi vẫn còn. Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý, lượng vắc xin chỉ có thể cập nhật trong 2 ngày, nếu chưa đến tiêm chủng trong thời gian trên thì cần liên hệ lại, tránh trường hợp hết vắc xin và phải ra về.
Cũng theo đại diện của trung tâm trên, khoảng 2 - 3 tuần trở lại đây, lượng người dân đến tiêm vắc xin phòng cúm mùa ở đây tăng cao, tăng 300-400% so với tháng trước.
Không chỉ có trẻ em, người già, người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, người mắc các bệnh nền, không ít doanh nghiệp cũng tổ chức tiêm vắc xin cúm A cho nhân viên với số lượng từ 200 – 2.000 người/đơn vị với mục đích phòng ngừa bệnh, tránh ngưng trệ hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thống kê cho thấy, số lượng trẻ tiêm phòng cúm A cũng gia tăng. Lượng tiêm vắc xin trong tháng 7 gấp hơn 2 – 3 lần so với tháng 6.
Hiện Việt Nam có 4 loại vắc xin ngừa cúm, gồm Vaxigrip Tetra (Pháp) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi; Influvac Tetra (Hà Lan) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 3 tuổi; GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng và loại Ivacflu-S (Việt Nam) 3 chủng, tiêm cho người từ 18 – 60 tuổi.
Không chỉ phòng bệnh chủ động, vắc xin cúm là phương án hiệu quả, hạn chế diễn tiến nặng của bệnh, đặc biệt là dòng virus H1N1 và H3N2.
TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm tiêm, kháng thể cũng dần ít đi, do vậy người dân nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân nên chủ động tiêm phòng cúm sớm, không nên đợi tới khi bùng phát dịch mới lo ngại và đổ xô tiêm chủng dẫn tới tình trạng khan hiếm vắc xin. Hơn thế, vắc xin khi vào cơ thể cũng cần có thời gian (ít nhất 2 tuần) "kích hoạt" cơ thể sản sinh được miễn dịch. Do đó, rất có thể chúng ta có thể mắc bệnh ngay sau khi mới tiêm vắc xin.
Cạn vắc xin sởi miễn phí, lo ngại dịch bệnh rình rập“Phải nhanh chóng tìm nguồn vắc xin bù đắp để bệnh sởi không quay lại”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định.">
Vắc xin cúm ở nhiều trung tâm tiêm chủng Hà Nội đang khan hiếm
Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Tai, 22h35 ngày 14/4: Cửa trên đáng tin
CMCN 4.0: Có dám “máu lửa” hay không?
Cuộc CMCN lần thứ 4, mà chủ yếu là công nghệ số và chuyển đổi số (CĐS), mở ra cơ hội cái mới thay cái cũ, đại học mới thay thế đại học cũ. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp sẽ tạo ra cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá vươn lên thành nước phát triển, tạo ra cơ hội cho một số đại học bứt phá vươn lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu, và đi nhanh thần tốc.
SV Trường ĐH Mở Hà Nội tham gia nhiều hoạt động học trực tuyến Ba cuộc CMCN trước đây, cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá, thì thay đổi công cụ là chính, nó giải phóng lao động chân tay. Còn cuộc CMCN lần thứ 4 này - có thể gọi là thông minh hoá - thì thay đổi phương thức, mô hình là chính. Công nghệ số nếu tính chi phí trên đầu người thì rất rẻ, càng nhiều người dùng thì cảng rẻ, gần như bằng không. Bởi vậy, câu chuyện chính của cuộc CMCN 4.0, của CĐS, là chúng ta có muốn hay không, có dám hay không, có “máu lửa” hay không, chứ không phải là chúng ta có khả năng hay không.
Đột phá trong giáo dục đại học: Làm ngược
Nếu nói đến đột phá trong việc học đại học thì chung qui về một chữ là LÀM NGƯỢC.
Cuộc CMCN lần thứ 4 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả và hiệu quả bất ngờ, mở ra cơ hội của các đột phá. Cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải cho những người đi sau đi theo cách của người đi trước. Vì đi theo cách này thì sẽ mãi mãi là người đi sau. Các công nghệ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, và bằng cách này, chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các đại học đi trước.
CMCN lần thứ 4 đi liền với từ DISRUPTIVE, tức là phá huỷ các mô hình cũ. Sự phá huỷ mang tính sáng tạo. Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng sẽ không có đủ can đảm để phá huỷ và không có nhu cầu thay đổi đang no ấm trong cái cũ.
Những ai không có gì hay có rất ít thứ trong tay, đang đói khát và khó khăn, thì cơ hội lại nhiều hơn, sự thúc đẩy lại mạnh mẽ hơn. CMCN 4.0 và CĐS tạo ra cơ hội cho các nước đi sau, các nước nghèo, các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng để tận dụng được cơ hội này thì lãnh đạo phải có quyết tâm chiến lược.
Trước đây, đầu vào là quan trọng, cách học là quan trọng, dạy học là quan trọng. Bây giờ, chuẩn đầu ra là quan trọng, việc học thế nào thì sinh viên có thể tự lo. Có vẻ như là dạy bằng cách không dạy, mà định hướng và làm chặt tiêu chuẩn đầu ra. Và vì thế, việc dạy và việc học có thể dễ đi.
Trước đây, đại học so với chính mình. Bây giờ, đại học phải so với các đại học khác. Và vì thế, việc ban hành bộ tiêu chí và đo đạc, so sánh, đánh giá và công bố là quan trọng. Cái gì không đo được thì không quản lý được và không thúc đẩy được.
Trước đây, học cái đã có trong sách, giáo trình. Bây giờ, học cả cái chưa có trong sách. Và vì thế, đại học huy động được nhiều hơn những người không phải giáo viên chính thức vào giảng dạy.
Trước đây, giáo viên là thầy. Bây giờ, giáo viên là huấn luyện viên, sinh viên làm là chính. Và kết quả là trò giỏi hơn thầy.
Trước đây, học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ, học cách tìm ra vấn đề là chính. Và vì thế, việc dạy và việc học cũng thú vị hơn, hữu ích nhiều hơn cho cả người học và người dạy.
Bây giờ là Reskill, là Upskill, là học cả đời thì việc học trong trường có thể rút ngắn đi.
Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục
Những thay đổi trên và nhiều thay đổi khác nữa có thể thực hiện rất nhanh thông qua CĐS giáo dục. Chương trình CĐS quốc gia mà TTg CP vừa ban hành đã đặt CĐS giáo dục lên vị trí ưu tiên cao nhất. CĐS giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề, có lẽ là con đường đúng nhất và nhanh nhất để tạo ra sự đột phá cho ngành.
Tiểu ban Phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp sáng ngày 3/12/2020, với sự tham gia của gần 50 đại biểu là các nhà chuyên môn và quản lý hàng đầu trong và ngoài nước của Việt Nam, đã bàn bạc kỹ, thống nhất cao và đề xuất chọn CĐS là khâu đột phá ngành giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề, để ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng, vào nhóm hàng đầu, sánh vai cường quốc năm châu về giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi tại hội thảo chuyển đổi số giáo dục Ngành cần có một nghị quyết của Ban cán sự Bộ và một đề án của Bộ trưởng về CĐS giáo dục và đào tạo. Tiếp theo là sự thay đổi một số thể chế về phương thức và mô hình dạy và học. Công cụ để thực hiện chuyển đổi số là các nền tảng – platforms – điều mà các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể làm được.
Chuyển đổi trường đại học thành quốc gia số thu nhỏ
Mục tiêu của CĐS đại học là nâng cao chất lượng đào tạo, giảm tải cho giáo viên, đổi mới mô hình dạy và học, hỗ trợ các công cụ giảng dạy mới.
CĐS đại học là tập trung vào thay đổi mô hình đào tạo thông qua việc áp dụng công nghệ số. Đại học đầu tư xây dựng các nền tảng số để nội dung giảng dạy được để trên nền tảng, giáo viên sẽ tập trung vào việc tạo giá trị tăng thêm trên nền tảng này, giáo viên đứng trên nền tảng này để giảng dạy.
Đây là nền tảng mở, hội tụ tinh hoa, không chỉ là nội dung mà còn cả cách thức giảng dạy, cách học, cách thức thi kiểm tra… Làm xong nền tảng này thì mặt bằng đại học sẽ ngay lập tức được nâng lên một mức đáng kể.
Việc đầu tiên cần làm là chuyển đổi toàn bộ trường đại học thành một “quốc gia số” thu nhỏ. Toàn bộ hoạt động của đại học, của giáo viên, của sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Mỗi người trong đại học sẽ có một định danh số. Muốn đào tạo nhân lực thời CĐS thì hãy cho sinh viên sống, học tập và làm việc trong môi trường số, đây cũng là cách đào tạo kỹ năng số tốt nhất.
CMCN lần thứ 4 sẽ làm nhiều nghề biến mất và cũng tạo ra nhiều nghề mới, hầu hết các nghề khác không biến mất nhưng yêu cầu kỹ năng mới. Vì vậy, việc học nghề mới, việc học kỹ năng mới là nhu cầu rất lớn và thường xuyên của xã hội. Trong xã hội tương lai, việc học sẽ là nhu cầu cả đời của mỗi người. Đại học phải giải quyết nhu cầu này.
Nhu cầu này không kém gì nhu cầu học đại học, nhưng là một thị trường to lớn hơn rất nhiều. Để đáp ứng nhanh, cả về nội dung và người dạy, thì không gì bằng các nền tảng. Mỗi một nhu cầu mới sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số. Đại học sẽ là một công ty công nghệ, phát triển công nghệ và nội dung để dạy học hơn là một trường truyền thống. Nhưng đại học sẽ là một công ty công nghệ bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ để đưa tri thức dạy học của mình nên các nền tảng. Một đại học số có lẽ đã đủ điều kiện để cho thí điểm.
Chiến lược dễ làm, niềm tin kiên định
Chiến lược nhiều khi chỉ là một góc nhìn khác, một cách tiếp cận khác, một mô hình vận hành khác.
Làm tốt, làm xuất sắc một hoặc một vài cái khác biệt đúng thì có thể đã có một đại học xuất sắc. Một chiến lược tốt thì đầu tiên phải khả thi, dễ làm. Nhưng lại có một yêu cầu rất cao là phải có niềm tin. Vì chỉ có niềm tin mới giúp chúng ta làm đến nơi, đi đến cùng. Mà chỉ có như vậy thì mới thành công.
Chúng ta hãy cùng suy nghĩ thấu đáo và chọn cho mình một niềm tin đúng và đi đến tận cùng để xây lên những đại học xuất sắc thông qua CĐS. Vì đại học xuất sắc, vì giáo dục và đào tạo xuất sắc là nền tảng quan trọng để Việt Nam bứt phá vươn lên và hùng cường thịnh vượng.
VietNamNet
XEM TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MẠNH HÙNG TẠI ĐÂY
">Chuyển đổi số: Con đường nhanh nhất tạo ra đột phá cho giáo dục
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) Để thực hiện chương trình này, Hà Nội đặt ra 5 giải pháp trong đó đẩy mạnh xây dựng các khu NƠXH độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội. Đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
“Đến nay 5 khu NƠXH tập trung này quy mô đất khoảng 280ha, chúng tôi đã bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ” – ông Tuấn thông tin.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, nội dung này Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2021. Và thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm để phát triển khu NƠXH độc lập, tập trung để thực hiện nhu cầu NƠXH nói chung và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu vực công nghiệp khác trên địa bàn.
Là một trong những địa phương có căn hộ NƠXH chỉ khoảng trên 100-160 triệu đồng, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương đã phát triển mô hình phát triển nhà ở an sinh xã hội trên cơ sở quỹ đất đã được quy hoạch từ khi quy hoạch các khu công nghiệp, đưa vào sử dụng với giá bán ưu đãi phù hợp với thu nhập của người lao động (khoảng trên 100-160 triệu đồng/căn), kết hợp với chính sách hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp để các đối tượng có khả năng tiếp cận.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 600.000 phòng trọ cho thuê, đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho 1.500.000 người. Tuy nhiên, các khu nhà ở cho thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư từ những năm 2000 không bảo đảm vệ sinh, môi trường, rất chật hẹp, chất lượng chưa cao, không hỗ trợ công tác phòng chống cháy, nổ khi có sự cố xảy ra...
UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển phân khúc nhà ở cho thuê theo tiêu chuẩn NƠXH, nhằm từng bước nâng cao chất lượng nhà ở cho người lao động.
Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Vinhomes Phạm Thiếu Hoa kiến nghị chủ doanh nghiệp có đất hoặc thu mua đất làm NƠXH xin được cơ chế chỉ định thầu, chứ không đấu thầu, còn các chỉ tiêu do cơ quan nhà nước phê duyệt.
Doanh nghiệp này cũng đề xuất được rút ngắn thủ tục phê duyệt dự án NƠXH từ tối thiểu 600 ngày xuống còn 90-120 ngày.
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group kiến nghị mở rộng đối tượng được mua NƠXH đối với tổ chức, cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó mà có nhu cầu với giá ưu đãi.
Phát triển NƠXH phù hợp khả năng chi trả
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, từ chiều 31/7 đến sáng 1/8, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đã đăng ký 1,28 triệu căn hộ NƠXH. Thành công này sẽ giải quyết được nhu cầu nhà ở cho gần 10 triệu công nhân.
Nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra. Ảnh: Minh Hoàng "Ý kiến của các doanh nghiệp cho thấy có nhiều ưu đãi để kích thích động viên phát triển NƠXH cho công nhân. Nhưng qua đó, cũng thấy rằng tiến độ, thủ tục đầu tư liên quan tới quy định còn rất nhiều vấn đề có thể giảm bớt, ví dụ như về tiền kiểm, hậu kiểm để có NƠXH, phương án phân phối", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng nêu lên tồn tại, khó khăn trong phát triển NƠXH hiện nay. Từ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua – bán NƠXH còn kéo dài, thậm chí phức tạp hơn các dự án nhà ở thương mại. Việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với NƠXH đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.
Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách NƠXH, nhà ở công nhân. Mới bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016-2020 đạt thấp, khoảng 3.163/9.000 tỷ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội); nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015 đến nay vẫn chưa được bố trí.
Các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn, không thực chất, không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển NƠXH…
Kết luận hội nghị, nêu rõ mục tiêu phát triển NƠXH phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này.
Để xây dựng và triển khai đề án này, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo trước ngày 15/8 về các dự án NƠXH đang triển khai, các vị trí đất đã có chủ trương xây dựng NƠXH nhưng chưa triển khai, lập kế hoạch triển khai cho thời gian tới với số lượng dự án, căn hộ cụ thể từ nay tới năm 2030 để bảo đảm nhu cầu địa phương. Chính phủ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, giao kế hoạch cụ thể.
"Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin", Thủ tướng yêu cầu.
NƠXH chưa đáp ứng nhu cầu và yêu cầu đặt ra Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2.
Với kết quả này, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra, do đó việc phát triển NƠXH cần tập trung đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.
">Xây 5 khu nhà ở xã hội quy mô lớn ở Hà Nội dân nghèo rộng cửa mua nhà
Lãnh đạo Bộ TT&TT tham dự Hội nghị bộ trưởng của ITU Virtual Digital World 2020.
Lần đầu mang tên gọi mới theo sáng kiến của Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến, ITU Digital World 2020 vừa được khai mạc ngày 20/10. Có chủ đề “Xây dựng thế giới số cùng nhau”, sự kiện quy mô lớn của ICT toàn cầu này do Bộ TT&TT Việt Nam phối hợp cùng ITU tổ chức trực tuyến trên nền tảng Make in Viet Nam tại địa chỉ https://digitalworld2020.vn .
Tầm quan trọng của CNTT trong và sau đại dịch Covid-19 cũng như cách thức làm thế nào để tận dụng hiệu quả cơ hội lớn từ Covid-19 để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia là một nội dung được các đại biểu dự phiên thứ hai của Hội nghị Bộ trưởng tập trung trao đổi, bàn thảo.
Trong phát biểu mở đầu phiên thảo luận ngày 21/10, đại diện Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm nhận định, từ khi Covid-19 xuất hiện, CNTT đã chứng minh tầm quan trọng trong việc giúp các quốc gia thích ứng và phản ứng trước các thách thức, kích hoạt học tập và làm việc từ xa. Dịch bệnh thúc đẩy chúng ta tăng tốc chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực.
“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới của thế giới số với Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. ITU giờ đây đóng vai trò quan trọng hơn, đó là hỗ trợ kế hoạch số của các nước thành viên, thúc đẩy hợp tác toàn cầu để xây dựng thế giới số. Tôi hy vọng phiên thảo luận hôm nay sẽ hiệu quả và góp phần củng cố vai trò của ITU trong tiến trình chuyển đổi số”, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm với đại diện Bộ TT&TT, ông Zhao Houlin, Tổng Thư ký ITU đánh giá, Covid 19 đã tạo ra những thay đổi vô cùng to lớn và cũng mở ra những khả năng chưa từng có trước đây.
Ông Zhao Houlin, Tổng Thư ký ITU Theo ông Zhao Houlin, Covid-19 chính là cú hích để phát huy sức mạnh số, thúc đẩy chiến lược số quốc gia. Khi các dịch vụ của Chính phủ được đưa lên mạng, các Chính phủ cần có năng lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trực tuyến bằng cách đưa ra cách chính sách nhằm thu hút đầu tư và những chính sách khuyến khích phù hợp cho các nhà mạng và các nhà sản xuất.
Khẳng định quan điểm thế giới số mới cần phải được xây dựng dựa trên sự chung tay của các quốc gia, vị Tổng Thư ký ITU đề nghị, chúng ta cần tập trung thúc đẩy giáo dục trực tuyến, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Phát triển nguồn nhân lực nằm ở trung tâm của nỗ lực nhằm kết nối những người dân chưa được kết nối.
“Chúng ta cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Và trên hết, chúng ta cần phối hợp cùng nhau để thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia và trong từng quốc gia bằng cách cung cấp những dịch vụ kết nối có ý nghĩa hơn, với chi phí hợp lý hơn”, ông Zhao Houlin nói.
Đảm trách vai trò điều hành phiên thảo luận, bà Doreen Bogdan-Martin, Cục trưởng Cục phát triển Viễn thông của ITU cũng cho rằng, CNTT đóng vai trò quan trọng trong xóa bỏ khoảng cách xã hội và kinh tế.
Dẫn số liệu thống kê cho thấy có 47 nước kém phát triển nhất thế giới - khoảng 20% dân số chưa được kết nối Internet do thiếu hạ tầng và giá dịch vụ còn đắt đỏ, bà Doreen Bogdan-Martin chia sẻ: “Sự bất bình đẳng kỹ thuật số này không phải là thế giới mà chúng ta mường tượng 5 năm về trước”.
Vị Cục trưởng Cục phát triển Viễn thông của ITU cho rằng, dịch Covid-19 đòi hỏi việc thiết lập kết nối Internet trên toàn thế giới phải khẩn trương hơn. Sự khẩn trương này không chấm dứt khi Covid biến mất. Và phải làm sao để có thể tận dụng tình hình chưa từng có tiền lệ hiện nay để đưa kỹ thuật số vào trung tâm của cuộc phục hồi toàn cầu.
ICT giúp nhiều nước “không bỏ lại ai phía sau” trong mùa Covid-19
Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Công nghệ viễn thông Costa Rica cho hay, giai đoạn tháng 3/2020, khi nước này thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế đã được đưa lên môi trường số.
Bộ Công nghệ Viễn thông Costa Rica đã chỉ đạo Ủy ban Viễn thông yêu cầu các nhà mạng đảm bảo cung cấp dịch vụ kết nối ổn định. Việc học tập và làm việc trực tuyến đã gia tăng lưu lượng Internet của các nhà mạng. Theo thống kê, đã có hơn 140.000 hộ gia đình được hỗ trợ cước Internet để việc học tập của hơn 250.000 học sinh Tiểu học và Trung học phổ thông không bị gián đoạn, học sinh có thể học trực tuyến trong điều kiện không đến trường.
.
Bà Doreen Bogdan-Martin, Cục trưởng Cục phát triển Viễn thông của ITU, đảm trách vai trò điều hành phiên thảo luận. Tương tự, với Tây Ban Nha, quốc gia đã có tới 85% dân số được sử dụng mạng cáp quang, Bộ trưởng Kinh tế và chuyển đổi số của nước này cho biết, giai đoạn chống dịch Covid-19, Tây Ban Nha đã tập trung vào việc duy trì mạng lưới, với quan điểm “không bỏ lại ai ở phía sau”.
“Cần phải có sự kết hợp giữa các biện pháp quản lý để đưa đất nước qua thời kỳ khủng hoảng và thỏa thuận với các nhà mạng để họ đồng ý đưa ra các biện pháp giúp người dân giữ kết nối trong dịch bệnh. Chúng tôi đang lên kế hoạch để 15% dân số còn lại được dùng cáp quang tại nhà”, Bộ trưởng Kinh tế và chuyển đổi số Tây Ban Nha chia sẻ kinh nghiệm.
Có chung quan điểm nêu trên, Chủ tịch Cơ quan quản lý dịch vụ truyền thông Uruguay nhấn mạnh, trong đại dịch Covid-19, nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là bảo vệ người dân. Mọi hoạt động chuyển lên môi trường số nên chất lượng dịch vụ kết nối quan trọng hơn bao giờ hết. Cơ quan Chính phủ, các tổ chức, người dân phải hợp tác, tăng cường sự đoàn kết để không người nào bị bỏ lại phía sau. Cơ quan chính phủ cần phải tăng cường thông tin cho người dân.
“Một điều không kém quan trọng là cần phải trang bị các kỹ năng số cho người dân để họ tiếp cận với các dịch vụ của Chính phủ trên môi trường số. Môi trường số đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều rủi ro. Chính phủ phải có các biện pháp bảo đảm sự minh bạch, sự rõ ràng để khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ trực tuyến”, đại diện Cơ quan quản lý dịch vụ truyền thông Uruguay khuyến nghị.
Làm sao để nắm bắt thời cơ cho chuyển đổi số?
Bàn về vấn đề làm sao tận dụng hiệu quả cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số mà Covid-19 mang lại, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Indonesia cho biết, Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nhưng cũng giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi số.
Cho rằng chương trình chuyển đổi số cần phải được tăng tốc, người đứng đầu Bộ Truyền thông và Thông tin Indonesia đã chia sẻ về các sáng kiến được nước này tập trung triển khai, trong đó có việc cải thiện hạ tầng số để thu hẹp khoảng cách số, cung cấp giải pháp kết nối giá rẻ, an toàn cho tất cả mọi người.
“Chúng tôi dự kiến triển khai hạ tầng 4G tại hơn 12.500 ngôi làng chưa được phủ sóng 4G. Việc này sẽ được hoàn tất vào năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung hàng chục nghìn điểm kết nối Internet công cộng, nâng tổng số điểm kết nối lên nửa triệu vào quý III/2022. Indonesia cũng đang bắt đầu quá trình triển khai 5G”, đại diện Bộ Truyền thông và Thông tin Indonesia nêu.
-Bộ CNTT nhấn mạnh đến phát triển nhân tài kỹ thuật số với cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào cải cách hành chính, kỹ năng số.
Cùng với đó, Indonesia cũng khuyến khích chính sách tốt hơn cho nền kinh tế số. Đồng thời, Bộ nước này đang xem xét xây dựng, ban hành Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định với nhà cung cấp hệ thống điện tử, khu vực công. “Quy định mới sẽ tạo môi trường cho đổi mới cũng như bảo đảm dữ liệu cá nhân được bảo vệ”, đại diện Bộ Truyền thông và Thông tin Indonesia chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Phan Tâm (bên trái) tham dự Hội nghị bộ trưởng ITU với vai trò nước chủ nhà. Còn theo Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Lào, công nghệ đã giúp nhiều lĩnh vực giải quyết các vấn đề lớn trong giai đoạn dịch bệnh. Và để CNTT được phát huy tác dụng, kết nối phải được bảo đảm với mức giá dịch vụ phải chăng. Bên cạnh đó, các cơ quan Chính phủ khi thiết lập môi trường làm việc ảo phải đặc biệt chú trọng tới an ninh mạng.
Chia sẻ quan điểm với các diễn giả khác về tầm quan trọng của dịch vụ kết nối cũng như chất lượng của dịch vụ kết nối, ở góc độ của doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Ericsson nhấn mạnh: Kết nối đã trở thành thứ “phải có” cho toàn bộ nền kinh tế và kết nối nên ở tiền tuyến, trung tâm của các mối quan tâm về chính sách. Việc tiếp tục xây dựng mạng 4G LTE và triển khai 5G vô cùng quan trọng.
“Có thể khẳng định rằng công nghệ hỗ trợ kết nối toàn cầu đã chín muồi, sẵn sàng. Hiện nay, vai trò của các Chính phủ và cơ quan quản lý chuyên ngành rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường phù hợp để hiện thực hóa và ITU cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các Chính phủ trên toàn thế giới”, đại diện Ericsson nói.
VietNamNet
">Thiết lập nền móng cho thế giới tốt đẹp, kết nối và an toàn hơn